- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường cần chú ý ổn định đường huyết thường xuyên
Đái tháo đường type 2 dùng thuốc không hạ đường huyết, có nên tiêm insulin?
Cách pha trà từ lá xoài non cho người đái tháo đường type 2
Bị đái tháo đường type 2 được 3 năm, HbA1c đạt 6,8% có tốt không?
5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị đề kháng insulin
Đường huyết là gì?
Trước hết, người bệnh đái tháo đường cần phải hiểu sự khác biệt giữa đường thông thường và glucose. Đường là tên gọi chung cho các loại carbohydrate hòa tan trong nước, có cấu tạo từ các nguyên tố carbon, oxy và hydro. Có nhiều loại đường khác nhau. Tuy nhiên, loại đường mà cơ thể sử dụng nhiều nhất được gọi là “glucose”. Các loại đường khác, như fructose trong trái cây hay lactose từ sữa… cũng đều được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể. Lúc này, cơ thể mới có thể sử dụng glucose để chuyển hóa thành năng lượng.
Thuật ngữ “đường huyết” trên thực tế là chỉ nồng độ glucose trong máu. Thông thường, chỉ số đường huyết thường được đo bằng đơn vị mg/dL hoặc mmol/L. Để chuyển đổi đơn vị từ mg/dL sang mmol/L bạn chỉ cần chia cho 18 và ngược lại. Ví dụ: 126 mg/dL = 126/18 = 7 mmol/L.
Đường huyết là thuật ngữ chỉ nồng độ glucose trong máu
Những chỉ số đường huyết người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ), việc điều trị đái tháo đường sẽ nhắm tới việc giảm chỉ số đường huyết xuống càng gần ngưỡng bình thường càng tốt. Tuy nhiên trên thực tế, mục tiêu này sẽ khác nhau tùy từng người, phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thời gian mắc bệnh, thuốc đang dùng… Nhưng vẫn sẽ có một mức khuyến cáo chung mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Chỉ số đường huyết lúc đói/trước khi ăn: Với người bình thường không bị đái tháo đường, lượng đường huyết lúc đói là dưới 100 mg/dL, thường nằm trong khoảng 70 - 99 mg/dL. Người bệnh đái tháo đường nên cố gắng giữ chỉ số đường huyết lúc đói của mình từ 80 - 130 mg/dL.
Bạn nên theo dõi đường huyết khi đói, sau ăn... để kiểm soát bệnh đái tháo đường
- Chỉ số đường huyết 1 - 2 giờ sau ăn: Với người bình thường, lượng đường huyết 2 giờ sau ăn là khoảng 140 mg/dL. Người bệnh đái tháo đường nên giữ đường huyết sau ăn ở mức dưới 180 mg/dL.
- Chỉ số HbA1c: Khác với chỉ số đường huyết khi đói hoặc đường huyết sau ăn (luôn thay đổi và chỉ phản ánh nồng độ đường huyết tại thời điểm đo), chỉ số HbA1c không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi bất thường. Chỉ số HbA1c là một xét nghiệm máu cho phép bạn đo lượng đường huyết trung bình trong vòng 2 - 3 tháng qua, thể hiện dưới đơn vị %. Chỉ số HbA1c của người bình thường là dưới 5,7%. Người bệnh đái tháo đường nên giữ chỉ số HbA1c dưới 7,0%.
Khi nào cần kiểm tra đường huyết?
Những người đang tiêm insulin tác dụng nhanh nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để có thể sử dụng đúng liều insulin, phòng ngừa hạ đường huyết đột ngột.
Đối với những người bị đái tháo đường type 2 không phải tiêm insulin, tần suất kiểm tra đường huyết phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu muốn kiểm soát chặt chẽ, người bệnh có thể kiểm tra sau khi ăn các loại thực phẩm khác nhau hoặc sau khi thực hiện các hoạt động khác nhau để xem chúng ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết trong cơ thể.
Ngoài ra, khi thay đổi các loại thuốc điều trị hoặc sử dụng một loại thảo dược mới, người bệnh đái tháo đường cũng nên tiến hành kiểm tra đường huyết để đánh giá hiệu quả.
Làm cách nào để giảm và ổn định đường huyết tự nhiên?
Có rất nhiều lời khuyên trong việc giảm và ổn định đường huyết ở người đái tháo đường. Nhưng kiểm soát chế độ ăn, kết hợp tập luyện thể dục và giảm cân là những giải pháp hiệu quả, khó có thể thay thế. Thuốc hạ đường huyết cũng sẽ được chỉ định trong các trường hợp nặng, khi mọi nỗ lực trong việc thay đổi lối sống không có hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết.
Các chuyên gia y học cổ truyền cho biết, việc sử dụng lợi thế từ các thảo dược truyền thống có tác dụng hạ đường huyết như lá xoài, mướp đắng, quế chi, lá neem, hoàng bá cũng được đánh giá cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chúng mang lại khả năng hạ đường huyết tốt nhờ tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, phục hồi chức năng tuyến tụy, ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa, từ đó giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi mạn tính ở người đái tháo đường.
Vi Bùi H+ (Theo Diabetesselfmanagement)
Bình luận của bạn